Capsaicin là hợp chất chính có trong ớt, không chỉ mang lại hương vị nồng ấm mà còn có nhiều ứng dụng trong y học. Nghiên cứu này tập trung vào cơ chế tác động của capsaicin thông qua thụ thể TRPV1 (Transient Receptor Potential Vanilloid 1) và các ứng dụng lâm sàng của nó trong điều trị các tình trạng đau và viêm.
Capsaicin hoạt động chủ yếu thông qua việc kích hoạt thụ thể TRPV1, một kênh ion không chọn lọc có tính thấm cao với canxi và proton. Khi capsaicin liên kết với TRPV1, nó gây ra cảm giác nóng rát và kích thích các tế bào thần kinh cảm giác, dẫn đến việc phát tín hiệu đau tới não. Sự kích hoạt này không chỉ làm tăng cảm giác đau mà còn gây ra phản ứng viêm tại chỗ thông qua việc giải phóng các neuropeptides như substance P và CGRP (Calcitonin Gene-Related Peptide) từ các đầu dây thần kinh cảm giác.
Capsaicin (C18H27NO3) là một alkaloid có tính chất hydrophobic, có thể hòa tan trong các dung môi hữu cơ nhưng khó hòa tan trong nước. Nó có điểm nóng chảy khoảng 62-65°C và thường tồn tại dưới dạng tinh thể. Capsaicin có khả năng kích thích các thụ thể cảm giác nhiệt độ và đau. Đặc biệt là thụ thể TRPV1, một kênh ion nhạy cảm với nhiệt độ và các tác nhân gây đau.
- Đau mãn tính: Capsaicin đã được chứng minh là hiệu quả trong việc giảm đau mãn tính do các bệnh như viêm khớp, đau thần kinh do tiểu đường và đau sau zona. Các sản phẩm chứa capsaicin như kem bôi hoặc miếng dán thường được sử dụng để điều trị những tình trạng này.
- Viêm: Ngoài tác dụng giảm đau, capsaicin còn có khả năng giảm viêm. Thông qua cơ chế làm giảm sự giải phóng substance P từ các tế bào thần kinh cảm giác. Điều này giúp làm giảm cảm giác đau và viêm tại chỗ.
- Ứng dụng lâm sàng: Capsaicin có thể được sử dụng dưới dạng kem bôi (từ 0.025% đến 8%) để điều trị nhiều loại đau khác nhau. Bao gồm các cơn đau do viêm khớp, đau cơ xương, và đau thần kinh.
Mặc dù capsaicin được coi là an toàn khi sử dụng đúng cách, nhưng nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Đỏ da, Ngứa, Cảm giác nóng rát, Sưng tấy,....
+ Cảm giác nóng rát: Đây là phản ứng tự nhiên khi capsaicin tiếp xúc với da.
+ Đỏ da: Một số người có thể trải qua hiện tượng đỏ da do sự giãn nở mạch máu.
+ Ngứa: Một số người có thể cảm thấy ngứa hoặc khó chịu sau khi sử dụng sản phẩm chứa capsaicin.
Tuy nhiên, những phản ứng này thường giảm dần theo thời gian khi cơ thể làm quen với hợp chất này.
Capsaicin là một hợp chất có tiềm năng lớn trong điều trị các tình trạng đau và viêm nhờ vào cơ chế tác động độc đáo của nó qua thụ thể TRPV1. Việc hiểu rõ về cơ chế này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả điều trị mà còn mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho các ứng dụng lâm sàng trong tương lai.
Trích dẫn theo: Ilie MA, Caruntu C, Tampa M, Georgescu SR, Matei C, Negrei C, Ion RM, Constantin C, Neagu M, Boda D. Capsaicin: Physicochemical properties, cutaneous reactions and potential applications in painful and inflammatory conditions. Exp Ther Med. 2019 Aug;18(2):916-925. doi: 10.3892/etm.2019.7513. Epub 2019 Apr 19. PMID: 31384324; PMCID: PMC6639979.
Tìm hiểu thêm thông tin tại:
KEM BÔI ZOCGER - Giải pháp mới trong giảm đau
+ Hotline: 1900.27.27.81
+ Fanpage: Kem Bôi Giảm Đau Zocger
+ Website: https://zocger.vn/